Hiện nay, đối với các công việc thời vụ nhằm đáp ứng khối lượng công việc, đơn hàng theo mùa, theo đợt của doanh nghiệp, thời hạn hợp đồng lao động ngắn hạn dưới 12 tháng thì nhiều doanh nghiệp sản xuất và người lao động thường sử dụng cách gọi “hợp đồng thời vụ”. Tuy nhiên, căn cứ quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, đã bỏ điều khoản về “hợp đồng thời vụ” mà chỉ có 02 loại hợp đồng lao động là:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động có thời hạn không quá 36 tháng.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, tại thời điểm hiện nay không còn hợp đồng thời vụ. Vì vậy, người sử dụng lao động và người lao động sẽ không được ký hợp đồng thời vụ, nếu người sử dụng cố ý ký hợp đồng thời vụ với người sử dụng thì sẽ vi phạm pháp luật và chịu chế tài xử lý.
Ngoài ra, khi có nhu cầu thuê nhân sự thực hiện công việc ngắn hạn, NSDLĐ có thể kí HĐ khoán việc theo quy định của Bộ luật dân sự. Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc mà thuật ngữ này được đề cập đến một trong một số văn bản chuyên ngành như Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ) ... Tuy nhiên, hợp đồng khoán việc được coi như một giao dịch dân sự, ghi lại sự thoả thuận giữa hai bên và chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự. Theo đó, theo căn cứ về khái niệm chung của Hợp đồng (theo điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015) thì hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, trong đó bên nhận giao khoán thực hiện một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán để nhận được một khoản thù lao từ bên giao khoán.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Hotline: 0911 842 633 - 0912 189 033
Facebook: HR Sunflower
Email: info@hrsolutionsunflower.com & hrsolutionsunflower@gmail.com
Website: hrsolutionsunflower.com