Biết khi nào nên yêu cầu tăng lương là một tình huống khó. Nếu đúng thời điểm sẽ khiến sếp của bạn có thể thấy yêu cầu là một quyết định sáng suốt. Xin chúc mừng, bạn đã thành công trong cơ hội được tăng lương và cải thiện mức độ hài lòng trong công việc! Tuy nhiên, đôi khi đó lại chưa đúng thời điểm và người quản lý của bạn có thể thấy yêu cầu của bạn là tham lam so với giá trị thật mà bạn có. Điều này có thể khiến bạn và sếp không thoải mái tại nơi làm việc. Vậy làm thế nào để bạn biết khi đó là thời điểm thích hợp? Bằng cách tự hỏi bản thân những câu hỏi dẫn đến phân tích khách quan về tình hình sau đây.
1. Giá trị đúng của bạn là bao nhiêu?
Nghiên cứu và tìm hiểu về mức lương trung bình cho vị trí hiện tại của bạn trên thị trường là bao nhiêu? Nó thực sự có phù hợp với bạn không? Nếu mức lương hiện tại của bạn ở mức trung bình trở lên, việc yêu cầu tăng lương có thể phản tác dụng.
Hãy nhận thức rằng thu nhập trung bình cho cùng một công việc sẽ khác nhau giữa các nơi, giống như chi phí sinh hoạt. Bạn có thể hiểu được phạm vi trả lương trong khu vực của mình bằng cách truy cập trang web của Cục Thống kê Lao động của nhà nước.
Nếu bạn đang cảm thấy mình làm tốt hơn những gì được yêu cầu, hãy xem những câu hỏi bên dưới để đi đến quyết định.
2. Lần tăng lương cuối cùng của bạn là khi nào?
Thông thường, bạn nên đợi một năm trước khi yêu cầu tăng lương. Đó là quy tắc, nhưng vẫn có ngoại lệ. Nếu bạn đã đồng hành được năm tháng kể từ lần tăng lương cuối cùng nhưng đã đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, bạn có thể yêu cầu điều chỉnh lương.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không được tăng lương trong vài năm? Tỷ lệ lạm phát trung bình là khoảng 2 phần trăm mỗi năm. Điều này có nghĩa là bất kỳ năm nào bạn không nhận được khoản tăng lương 2%, bạn đang kiếm được ít hơn vào năm sau. Cân nhắc yêu cầu tăng chi phí sinh hoạt.
3. Năng lực của bạn có cho thấy bạn nên được tăng lương không?
Mục tiêu của bạn không phải là thuyết phục sếp rằng bạn xứng đáng được tăng lương; mà hãy cho họ thấy năng lực làm việc thể hiện qua con số cụ thể, trong từng hạng mục mà bạn đã thực hiện.
Xem lại quá trình làm việc và xác định xem giá trị của bạn đối với công ty có tăng lên hay không, bạn có tạo ra thu nhập đáng kể cho công ty? Bạn đã đáp ứng được kỳ vọng trong công việc? Bạn đã vượt quá sự mong đợi? Bạn đảm nhận thêm trách nhiệm và thành công? Đây là những chỉ số tốt, vì vậy việc yêu cầu tăng lương của bạn sẽ được xem xét nghiêm túc khi bạn có những điều trên.
4. Tình trạng hiện tại của công ty là gì?
Nếu doanh nghiệp bạn đang trong quá trình khó khăn, điều đó thấy rõ ở các chỉ số hiệu quả hiệu quả công việc bị tụt giảm so với cùng kỳ trước. Nếu vậy có lẽ đây chưa phải thời điểm tốt để bạn đề xuất tăng lương cho mình.
Điều ngược lại cũng đúng – Nếu công ty của bạn đang đăng thu nhập kỷ lục, bây giờ là thời điểm tốt để tìm hiểu về chủ đề này.
Bạn không nên hỏi liệu công ty của bạn có đang tiến hành sáp nhập, mua lại hay tái cấu trúc hay không. Điều này thêm vào một quyết định mới cho một giai đoạn đầy rẫy khó khăn với họ. Thay vào đó, hãy siêng năng làm việc để quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và sau đó yêu cầu tăng lương.
5. Bạn muốn tăng mức lương lên bao nhiêu?
Dựa vào những nghiên cứu trước đó của bạn để xác định phạm vi mục tiêu thực tế khiến bạn cảm thấy phù hợp. Đây là phần lớn vấn đề của nhiều cá nhân yêu cầu, có thể bạn sợ con số quá cao hoặc quá thấp.
Khi thương lượng mức lương, hãy nhớ yêu cầu mức lương cao nhất trong phạm vi của bạn. Điều này tạo ra một ” điểm neo” để phần còn lại của các cuộc đàm phán trở nên hợp lý. Nếu bạn không đưa ra con số đầu tiên, bạn có thể thấy mình đang vật lộn với một điểm neo quá thấp.
6. Điều gì sẽ xảy ra nếu sếp của bạn nói không?
Tốt hơn hết bạn nên có một kế hoạch dự phòng. Ví dụ, bạn có thể thương lượng lại về các khoản bồi thường khác ngoài tiền lương như chia sẻ lợi nhuận hay một phần tiền thưởng mới? Hoặc thêm kỳ nghỉ, làm việc từ xa hay cân nhắc giữa công việc và cuộc sống khác? Đây cũng là một cách để thay thế những gì bạn xứng đáng nhận được, và trong những trường hợp này tỷ lệ thành công lên đến 90%.
Một điều khó khăn như: Điều gì sẽ xảy ra nếu sếp của bạn không chấp nhận thỏa thuận mà bạn đưa ra? Bạn sẽ ở lại vị trí này lâu hơn một chút để có kinh nghiệm hay để tận dụng các cơ hội kết nối? Hay đã đến lúc cập nhật sơ yếu lý lịch của bạn cho một vị trí mới?
Không có câu nào trong số câu hỏi trên dễ trả lời. Nhưng bằng cách suy nghĩ và đưa ra giả định, bạn không chỉ tăng cơ hội được đãi ngộ trong vị trí của mình mà còn tăng khả năng phân tích và lập kế hoạch hiệu quả.
Sưu tầm.